Bí quyết phòng ngừa & hỗ trợ điều trị khô âm đạo

         

          Chứng khô âm đạo làm giảm chất lượng đời sống tình dục nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung.

 

          Khô âm đạo là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ trong và sau thời kỳ mãn kinh cho dù hiện tượng khô âm đạo bất thường có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

          Những màng nhầy trong cơ thể nữ giới có nhiệm vụ giữ cho âm đạo luôn ẩm ướt. Lớp màng này nằm ở phần cửa của tử cung. Hormon estrogen sẽ giúp bôi trơn thích hợp, giữ cho âm đạo luôn ẩm và khỏe mạnh đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng khô âm đạo. Khi lượng estrogen bắt đầu giảm xuống, hậu quả dễ nhận thấy nhất chính là việc âm đạo bị khô, khiến cho việc giao hợp trở nên khó khăn, gây đau đớn.

          Khô âm đạo được xếp vào dạng bệnh suy giảm chức năng tình dục ở nữ giới và nó làm cho việc giao hợp trở nên đau đớn do âm đạo thiếu độ bôi trơn. Điều này có thể làm cho phụ nữ cảm thấy sợ hãi chuyện yêu đương và bắt đầu lẩn tránh vấn đề này. Từ đó, dẫn đến việc làm suy giảm khả năng ham muốn tình dục. Như vậy, nếu đang bị chán nản hoặc gặp phải bất kỳ một áp lực nào, bạn cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng khô hạn ở âm đạo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính của chứng bệnh này.

          Trên thực tế, chứng khô âm đạo xảy ra phổ biến đối với phụ nữ ở lứa tuổi ngoài 40, một trong những phiền toái "ám ảnh" phụ nữ ở lứa tuổi này nhất là các rối loạn về âm hộ, âm đạo và tiết niệu. Do niêm mạc âm đạo bị teo nên dễ gây ra viêm âm đạo, ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt là hiện tượng khô âm đạo, gây giao hợp đau, dẫn tới giảm ham muốn tình dục

          Khô âm đạo ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục của phụ nữ, từ đó gây ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên chị em lại thường ít đề cập và ngại trao đổi về vấn đề này. Không điều trị khô rát “vùng kín” sẽ khiến chị em gặp rất nhiều khó khăn khi quan hệ tình dục.

          Theo lời khuyên của các chuyên gia, để điều trị những biến chứng của giai đoạn này, nên thực hiện tốt một số vấn đề sau: tránh căng thẳng (stress); uống nhiều nước; tập thể dục thường xuyên; vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh dùng xà phòng hoặc các loại dung dịch vệ sinh chứa kiềm, nên dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chất lượng cao, giúp cân bằng độ pH tự nhiên của vùng kín để cải thiện chứng khô âm đạo và duy trì môi trường và độ PH tự nhiên.