Theo thống kê, hiện nay có khoảng 90% phụ nữ hiện nay mắc các bệnh về phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa thường gặp xuất hiện không phải hoàn toàn do bạn vệ sinh vùng kín không đúng cách mà do một số nguyên nhân và bệnh lý khác gây nên. Vậy những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là những bệnh nào? Cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

I. Những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ:

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới hiện nay. Viêm âm đạo xảy ra khi môi trường âm đạo của vùng kín bị thay đổi dẫn đến mất cân bằng âm đạo, khả năng kháng khuẩn tự nhiên ở âm đạo bị giảm đi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Viêm nhiễm âm đạo còn do vệ sinh không đúng cách (thụt rửa vào sâu bên trong, vệ sinh trong giao hợp không đảm bảo…) dẫn đến nhiễm trùng.

Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy có những biểu hiện như: có khí hư màu trắng đục hoặc vàng, xanh đặc lại như mủ, niêm mạc âm đạo đỏ, ngứa nhiều vùng âm hộ trước và sau khi có kinh. Chị em nên sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, uống kháng sinh hoặc đặt thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự điều trị theo những biện pháp mách bảo vì có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.

 
2. Viêm lộ tuyến tử cung
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung chủ yếu do cổ tử cung bị rách, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các mô bên trong cổ tử cung và gây nên lộ tuyến.

Triệu chứng của bệnh bao gồm: ra nhiều khí hư có mùi hôi khó chịu, cảm thấy đau ở vùng âm hộ và cơn đau sẽ gia tăng khi đi lại, xuất hiện một khối to, căng, rắn ở vùng môi nhỏ khi dùng tay nắn.

Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa có uy tín để được khám và điều trị. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh chống viêm âm đạo và đặt thuốc trong vòng 15 ngày ở cổ tử cung. Nếu tổn thương lan rộng sẽ cần sử dụng đến biện pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.

 
3. Viêm tử cung

Viêm tử cung là một trong số những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Phụ nữ sau khi sinh, người bị sảy thai, nạo thai…thường có nguy cơ mắc bệnh này. Nguyên nhân chính là do còn sót rau khi sinh đẻ, dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng, khi tách lấy rau vô tình bị nhiễm khuẩn, các thao tác nạo nút thai, bế sản dịch sau khi đẻ không được làm đúng cách.

Những triệu chứng của viêm tử cung xuất hiện sau khi sinh hoặc nạo hút thai

Những triệu chứng của viêm tử cung xuất hiện sau khi sinh hoặc nạo hút thai khoảng 3-4 ngày, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, khó ngủ, mạch đập nhanh, trong người bứt rứt, khó chịu. 1-2 ngày sau sẽ bị sốt cao, ra nhiều mủ có mùi hôi, tủ cung to, bị sau. Ở giai đoạn mãn tính, khí hư sẽ ra nhiều kèm theo máu và dễ dàng lan rộng ra các bộ phận khác như ống dẫn trứng và buồng trứng. Để điều trị viêm tử cung các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân liều cao, tích cực nâng cao thể trạng và điều trị đúng cách, đúng phương pháp.

 
4. Viêm ống dẫn trứng, buồng trứng: 

Nguyên nhân của bệnh do nhiễm lậu cầu hoặc giao hợp với người mắc bệnh lậu. Người vị viêm ống dẫn trứng, buồng trứng thường đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu kèm theo những cơn sốt cao, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu. Đối với những trường hợp mãn tính, những cơn đau thường kéo dài âm ỉ và tăng dần lên khi đi lại. Khí hư ra nhiều có mùi hôi kèm theo mủ hoặc rong huyết.

Để điều trị bệnh này bạn nên tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vân hữu ích cùng phương pháp điều trị thích hợp. Các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp kháng sinh liều cao, người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi và trị liệu bằng biện pháp sóng ngắn.

 

II. Biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

 Để phòng ngừa các bệnh phụ khoa thường gặp bên trên, chị em phụ nữ cần tạo cho mình những thói quen sinh hoạt đúng cách như:

  • Không thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ làm mất cân bằng môi trường ổn định bên trong, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày đúng cách: sau mỗi lần tiêu tiểu nên rửa sạch với nước băng vòi hoa sen và rửa từ trước ra sau, dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót.
  • Lau khô người và không mặc quần áo ướt sau khi tắm.
  • Không nên mặc trang phục quá chật. Dùng đồ lót có chất liệu bằng vải cotton dễ thấm mồ hôi.
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt nên thường xuyên thay băng vệ sinh. Thông thường 4 tiếng thay một lần để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn, chất lượng đảm bảo đầy đủ các tiêu chí: làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm; không làm mất sự cân bằng của môi trường âm đạo…